Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có nhiều người có rất nhiều tiền mà lại bị phá sản hay lúc có tiền lúc ko có tiền ko, cuộc đời họ sao cứ lên cứ xuống hoài mà ko ổn định phát triển và đi lên. 1 yếu tố thực sự rất quan trọng trong việc quản lý tiền bạc của mình đó là Thói quen quản lý chúng.
Nếu bạn thực sự ko biết quản lý tiền của mình chắc chắn đồng tiền sẽ quản lý lại bạn. Nếu bạn có tiền mà ko biết sử dụng và việc gì, thì chắc chắn sẽ có người khác tiêu giúp bạn đấy. (trước đây tui bị rùi nè :D ) từ lúc tôi nghiêm túc và chấp hành đúng theo hệ thống này tôi đã cảm thấy cs này dễ chịu hơn rất nhiều.
Sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn những thói quen và hệ thống quản lý TIỀN BẠC rất cần thiết để bạn ko bao giờ phải nói "TÔI KO CÓ TIỀN" nữa.
Phần quan trọng nhất của việc quản lý tiền bạc theo hệ thống này là phân chia các thu nhập của bạn vào những TÀI KHOẢN khác nhau cho các MỤC ĐÍCH khác nhau:
1.Tài khoản tự do tài chính(viết tắt: FFA) trích 10%
Mục đích hàng đầu của nó là giúp cho bạn đạt tự do tài chính.
FFA ko được sử dụng cho bất cứ việc gì. ngoài việc tạo ra lợi nhuận.
Nguyên tắc hiệu dụng: Tập trung , Hấp dẫn.
2. Tài khoản đào tạo (EDU): 10%
Để đạt tự do tài chính bạn cần học rất nhiều, liên tục và không ngừng nghỉ. Vì vậy tài khoản quan trọng thứ 2 mà bạn phải lập là tài khoản đào tạo
Nguyên tắc hiệu dụng: Tập trung, Lấp đầy khoảng trống.
3.Tài khoản tiết kiệm dài hạn cho chi dùng(LTSS): 10%
Chi tiêu của bạn luôn tăng lên và bạn phải chuẩn bị trước cho việc này mà ko ảnh hưởng đến các khoản chi khác.ví dụ như tiền ăn học cho con cái,cưới xin, ốm đau....
Nguyên tắc hiệu dụng: Năng lực quản lý, Thói quen.
4. Tài khoản nhu cầu thiết yếu (NEC): 55%
Nếu bạn ko thể sống với 55% thu nhập thì hãy cắt giảm chi phí của bạn hoặc hay tăng thu nhập của bạn lên. Theo tôi thì cả hai. vừa cắt giảm chi tiêu những thứ ko thực sự quan trọng và tăng thu nhập của mình lên. Nếu (NEC) của bạn cao hơn 80% tổng thu nhập, Bạn khó có thể đạt tự do tài chính được.
NEC của người Giàu thường là dưới 20% hay 10% thu nhập của họ.
NEC của người Nghèo thường là cao hơn 80% tổng thu nhập của họ.
Nếu bạn ko tiêu hết NEC thì hãy cho vào quỹ FFA tương ứng.
Nguyên tắc hiệu dụng: Năng lực quản lý, Hấp dẫn.
5.Tài khoản hưởng thụ (PLAY): 10%
Bạn phải chi cho chính mình trước tiên, nên tài khoản PLAY là rất quan trọng cho cân bằng tâm lý và thể chất của bạn. tài khoản này phải được tiêu hết hàng tháng hoặc hàng quý.
Nguyên tắc hiệu dụng: Cân bằng, Nhất quán.
6.Tài khoản cho đi (GIVE): 5%
Bạn phải cho đi mới được nhận lại. (Slogan người giàu là: Tôi là người cho đi hào phóng và là người đón nhận tuyệt vời).
Nguyên tắc hiệu dụng: Cân bằng, Nhân quả
Như vậy hệ thống quản lý tiền bạc của chúng ta gồm: 10% FFA, 10% EDU,10% LTSS, 55% NEC, 10% PLAY, 5%GIVE.
Một đặc điểm mà hầu như mọi nhà triệu phú đều giống nhau là họ đều Giỏi trong việc quản lý tiền bạc của họ.Chính vì thế các bạn hãy học cách quản lý tiền bạc của người thành công nhé. chúc cả nhà thành công.
Sưu tầm
Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010
Thói quen quản lý tiền bạc !
1:38 SA
Journey to be Success